CNTT4A2 COMMUNITY

Thảo luận học tập


You are not connected. Please login or register

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

2/12/2010, 4:09 pm
Ice.Tea
Ice.Tea

Câu 1: Định nghĩa phán đoán, đặc điểm chung của phán đoán, giá trị logic của phán đoán ?
Định nghĩa phán đoán:
_ Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

_ Phán đoán là cách thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

_ Phán đoán là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù
hợp với bản thân thế giới khách quan. Vì vậy, mỗi phán đoán có thể là đúng hoặc sai, không có phán đoán nào không đúng cũng không sai và không có phán đoán vừa đúng lại vừa sai.

Đặc điểm chung của phán đoán:

Phán đoán luôn luôn được biểu thị bằng câu, phán đoán không thể xuất hiện và tồn tại nếu không có câu.
Mỗi phán đoán bao giờ cũng được diễn đạt bằng một câu nhất định. Tuy vậy, phán đoán là hình thức của tư duy phản ánh sự có (khẳng định) hay không có (phủ định) thuộc tính nào đó của đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác. Mặt khác, phán đoán chỉ có giá trị đúng hoặc sai khi nó phản ánh phù hợp hoặc không phù hợp với đối tượng. Do đó, không phải câu nào cũng diễn đạt một phán đoán.

Ý nghĩa logic của phán đoán:
Phán đoán phản ánh đúng hiện thực gọi là phán đoán chân thực (kí hiệu: c hay 1).

Phán đoán không phản ánh đúng hiên thực gọi là phán đoán giả dối (kí hiệu: g hay o).

Phán đoán chưa biết chân thực hay giả dối gọi là phán đoán không xác định (kí hiệu: k).

Chú ý: Khi xem xét giá trị lôgíc của các phán đoán cần đặt chúng ở những quan hệ cụ thể. Vì ở quan hệ này chúng là giả dối, nhưng ở quan hệ khác chúng lại co giá trị chân thực và ngược lại



Câu 2: Trình bày cấu trúc logic của phán đoán đơn. Cho ví dụ minh hoạ ?

Cấu trúc logic của phán đoán đơn:

Mỗi phán đoán bao gồm hai thành phần cơ bản: Chủ từ và Vị từ.

+ Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng. Ký hiệu: S.

+ Vị từ của phán đoán là những thuộc tính mà ta gán cho đối tượng. Ký hiệu: P.

Chủ từ và vị từ của phán đoán được gọi là các thuật ngữ của phán đoán. Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ liên kết hai thành phần của phán đoán. Các liên từ thường gặp trong các phán đoán: - LÀ, - KHÔNG PHẢI LÀ, - KHÔNG MỘT… NÀO LÀ… v.v…
Ví dụ:

“Một số học sinh là sinh viên”, trong đó: “một số” - lượng từ “học sinh” chủ ngữ : “là” - từ nối, “sinh viên” - vị ngữ.

“Cá không là động vật sống trên cạn”, trong đó: “cá” - chủ ngữ, “không là” - từ nối, “động vật sống trên cạn” - vị ngữ


đó anh làm vào nha ! em mệt wa nên ko đi họp nhóm đc.
http://manhtuan-leo.blogspot.com/

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Ice.Tea

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

    Bài viết liên quan với Câu 1 va 2 nè anh vinh

      Quyền hạn của bạn:

      Bạn không có quyền trả lời bài viết